Tết là một dịp quan trọng để gia đình có thể quây quần, đoàn tụ cùng nhau sau một năm dài làm việc vất vả. Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm và giữ được trọn vẹn bản sắc dân tộc của người Việt Nam với các phong tục ngày Tết đặc trưng. Hãy cùng bài viết tổng hợp qua 17 phong tục ngày Tết dưới đây nhé.
2. Cúng ông Công, ông Táo
Theo như phong tục ngày Tết của người Việt Nam, thì cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cao mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người sẽ phải dọn dẹp nhà bếp thật sạch sẽ, nấu cơm cỗ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.
3. Đi thăm mộ của tổ tiên
Một phong tục ngày Tết nối tiếp sau cúng ông Công, ông Táo sẽ là thăm viếng, dọn dẹp nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Đây là một phong tục phổ biến, thể hiện đạo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng với đấng sinh thành, bậc tổ tiên đã khuất.
4. Gói và nấu bánh chưng
Một phong tục ngày Tết được xem như là đặc trưng không thể thiếu và được rất nhiều gia đình vẫn giữ đến hiện tại chính là gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán của nhiều gia đình. Mọi người sẽ cùng nhau gói và nấu bánh, thức thâu đêm trò chuyện cùng nhau.
5. Tống cựu nghênh tân
Một phong tục ngày Tết có tên gọi khá là xa lạ Tống cựu nghênh tân, nhưng thực chất lại rất quen thuộc chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, trang trí với mong muốn vạn sự cát lành, tài lộc, gia đạo bình an.
Tống cựu nghênh tân mang trên mình một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống mỗi dịp Tết sẽ là tránh xung đột, những điều xưa cũ, xích mích, lớn tiếng,…, đều sẽ được bỏ qua hết. Ai nấy đều sẽ tay bắt mặt mừng, trao nhau những lời chúc tốt lành, mọi sự như ý.
6. Đón mừng khoảnh khắc giao thừa
Đón mừng khoảnh khắc giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết cực kỳ quan trọng, được xem là quyết định mọi điều may mắn trong năm mới. Đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, là khoảnh khắc giao thoa giữa con người và đất trời trở nên gần gũi hơn. Trong đêm giao thừa có rất nhiều hoạt động đa dạng như bắn pháo bông, cúng giao thừa, chúc tết, lì xì,…
7. Chưng mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả chưng bàn thờ tổ tiên là một phong tục ngày Tết quan trọng không thể thiếu. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách bày mâm ngũ quả và các loại trái cây khác nhau. Các loại trái cây được sử dụng đều thường có ý nghĩa chung là cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, an khang, phú quý.
8. Chơi hoa vào dịp Tết
Chợ hoa Tết luôn là một nét đẹp quen thuộc vào những dịp cuối năm. Vào thời điểm gần Tết, mọi người thường sẽ đến các chợ hoa, tìm mua các loại cây rực rỡ, đặc trưng như mai, đào, quất, cúc,…Những loại cây này không thể thiếu trong ngày tết, vì chúng góp phần làm cho ngôi nhà rực rỡ, sắc màu hơn, đồng thời cũng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc,….
Tuỳ theo phong tục ngày Tết của từng vùng miền khác nhau, thì sẽ có những loại cây trưng Tết khác nhau, miền Bắc đặc trưng với hoa đào, miền Nam đặc trưng là hoa mai. Ngoài ra thì cây quất cũng là cây đặc trưng cho may mắn, thịnh vượng, được trưng cả 3 miền.
9. Xông đất
Theo quan niệm của người Việt Nam thì xông đất đầu năm là một phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng. Việc nhờ người hợp tuổi với gia chủ đến xông đất nhằm cầu mong năm mới hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thời điểm xông đất thường sẽ là sau phút giao thừa bởi những người vui tính, hợp tuổi và hay gặp may mắn.
10. Xuất hành ngày đầu năm
Vào ngày mùng 1 đầu năm, mọi người thường sẽ chọn hướng, giờ và phương tiện di chuyển để ra khỏi nhà. Với mong muốn khi bước sang một năm mới thì mọi thứ đều thuận lợi, gặp được nhiều may mắn, tất cả đều thuận lợi, gặp được nhiều tốt lành cả năm.
11. Chúc Tết, mừng tuổi và lì xì
Chúc Tết, mừng tuổi là một trong những phong tục ngày Tết được các bé yêu thích nhất vào mỗi dịp xuân về. Vào những ngày Tết, mọi người sẽ dành tặng cho nhau những lời chúc vô cùng tốt đẹp, đồng thời tặng những bao lì xì may mắn.
12. Đi chùa, hái lộc đầu xuân
Đi lễ chùa, hái lộc đầu năm là một nét đẹp tâm linh trong phong tục ngày Tết được rất nhiều người Việt Nam xem trọng. Mọi người đều đi lễ chùa nhân dịp đầu năm để thể hiện lòng tôn kính với Phật, thần linh và tổ tiên. Vừa để cầu cho một năm mới nhiều điều may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.
13. Cúng tất niên
Cúng tất niên là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo phong tục ngày Tết Cổ truyền của người Việt Nam. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ dâng mâm cỗ một cách tươm tất để thắp hương mời thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Đồng thời để sum vầy tụ họp cùng con cháu để kết thúc năm cũ và chào đón một năm mới.
14. Dựng cây nêu ngày Tết
Tương truyền rằng hàng năm khi đến năm mới thì ma quỷ sẽ lại đến phá đám vì vậy để xua đuổi tà ma, những điều không may mắn. Mọi người thường sẽ dựng cây nêu để báo rằng nơi này đã có chủ và xua đuổi ma quỷ đến quấy nhiễu.
Đây là một phong tục ngày Tết truyền thống quan trọng tại nhiều địa phương. Với một cây tre cao khoảng từ 5 đến 6m, cùng vàng mã, bùa trừ tà, tấm vải điều, cá chép giấy,…, treo ở trên ngọn cây. Cây nêu sẽ được dựng để mừng năm mới, đồng thời sẽ xua đuổi đi ma quỷ và những điều không may mắn trong năm. Cây nêu thường sẽ được dựng vào ngày 23 tháng chạp và được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.
15. Xin chữ dịp đầu xuân
Vào dịp đầu năm mới, mọi người thường sẽ rủ nhau đi xin chữ đầu xuân để treo trong nhà để cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình và người thân. Mỗi người sẽ có những mong muốn xin các dòng chữ khác nhau, nhưng đều chung một mong muốn là mọi sự tốt lành, gia đình thuận hoà, tài lộc, sức khỏe.
16. Làm mứt Tết – Phong tục ngày Tết không thể thiếu
Lễ Tết cổ truyền luôn được mong đợi không chỉ vì có không khí tươi vui mà đây còn là thời điểm các bà nội trợ có dịp trổ tài thay đổi thực đơn. Một trong số các phong tục ngày Tết không thể thiếu hàng năm đó là làm mứt. Có rất nhiều loại mứt mà bạn có thể lựa chọn như: mứt dừa, mứt me, mứt vỏ bưởi…
Ngày xưa, sự lựa chọn các loại mứt Tết có phần hạn chế và đơn giản nên chỉ những gia đình khá giả mới được dịp thưởng thức mứt dừa. Mứt thời ấy thường được cất giữ trong những chiếc hộp màu đỏ, hình ngũ giác, mang vẻ đơn sơ nhưng đầy ấm cúng. Những hộp mứt ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Ngày nay, các loại mứt và cách thức trình bày đã phát triển và đa dạng hơn. Do đó, các hộp mứt Tết hiện nay không chỉ ngon mà còn bắt mắt. Khi nhìn thấy mứt Tết là quả thật là thấy Tết đến, xuân về.
17. Khai bút đầu năm
Phong tục ngày Tết khai bút đầu xuân hay còn được xem là khai nghề là một di sản văn hóa quý giá mà dân tộc Việt Nam còn lưu giữ. Theo tư tưởng của ông bà ta từ xa xưa, mọi sự hanh thông trong những ngày đầu tiên của năm mới sẽ là tín hiệu tốt cho một năm trôi qua một cách thuận buồm xuôi gió.
Vì thế, người làm kinh doanh, học sinh,… thường thực hiện nghi thức khai bút hay xin chữ dịp đầu năm. Trong khi học sinh bắt đầu năm học với những nét chữ đầu tiên thì người làm nông lại bắt tay vào việc cày cấy và các doanh nhân thường mở cửa hàng của họ để rước may mắn vào nhà.
18. Tổng kết
Bài viết 17 phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt qua các năm, đã tổng hợp các thông tin chi tiết về từng phong tục quan trọng trong ngày Tết Cổ truyền Việt Nam. Mong rằng những phong tục bài viết tổng hợp và giới thiệu sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về ngày Tết truyền thống của Việt Nam.