Tưởng nhớ cội nguồn - Kết nối dòng họ

Phả ký đời thứ 1

  • Click vào dấu để xem sơ đồ gia phả
  • Click vào dấu để xem thông tin chi tiết
  • Trần Ngọc Nhưng

    Mã định danh: VIII.1.1.1
    Đời thứ: VIII
    Giới tính: Nam.

    Còn gọi là cụ Tú Nhưng, cụ Bà: Mai Thị Thâm, hai Cụ sinh ra: 9 trai, 2 gái

    1. Trần Thị Đỏ                            (Ngô Văn Ruật- xóm 14- Hải Phúc- Hải Hậu)
    2. Trần Ngọc Liêu                       (Vũ Thị Hồng- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định)
    3. Trần Ngọc Phan                      (Nguyễn Thị Quýt- Cồn Vành- Hải Hậu)
    4. Trần Ngọc Lữu                       (Cao Thị Vôn- Quất Lâm- Giao Thủy)
    5. Trần Ngọc Quyến                   (Nguyễn Thị Khuyên- Hải Phúc)
    6. Trần Ngọc Điến                     (Lâm Thị Phượng- Hải Lộc)
    7. Trần Ngọc Đãng                     (bà cả: Lê Thị Vân, bà hai: Mai Thị Chắt, bà ba: Phạm Thị Tuất)
    8. Trần Thị Nhung                      (Mai Văn Huỳnh- Lạc Nam- Xuân Trường)
    9. Trần Ngọc Quang                   (Bùi Thị Quýt- Hải Phúc)
    10. Trần Ngọc Riệm                     (Đặng Thị Huê- Hải Vân- Hải Hậu)
    11.  Trần Ngọc Ngọ                     (con nuôi)

    Tiểu sử:

    Cha là cụ Nhì Văn, đỗ Nhị trường , cụ hiếm hoi cầu khẩn mãi đến năm 1873 (tức năm Quý Dậu ngày 4/4) sinh ra ông đầu lòng, rồi kế tiếp sinh ra hai người con trai là Trần Ngọc Toản (Tú Toản), Trần Ngọc Hướng (Ba Hướng) và người con gái là Lý chí. Nhà bần hàn cụ Ông phải đi dạy học, ở nhà cụ Bà rước cụ Kép Thạc Hà Quang về để dạy học các con. Khi bấy giờ cụ Thạc khó tính cứ mỗi ngày bữa gỏi sinh cầm mà cụ bà vẫn chu đáo được. Được sáu năm, bấy giờ thi võ nổi lên, trộm cướp nhiều không thể học ở nhà được cho nên anh em phải lên Thành thiện trọ học, năm năm liền không dám về nhà, ở nhà cụ bà rau cháo , bòn quả mận, quả ổi, quả sung lấy tiền gửi lương cho ba con yên tâm học tập. Đến năm 1892 (tức năm Giáp ngọ) hai anh em đỗ nhất trường, đến năm 18 tuổi hỏi bà Mai Thị Thảo con gái cụ Hương Ngạc – Trà Trung. Chưa cưới bà bà Thảo chết, sau lại lấy bà Mai Thị Thâm. Khi cưới về, nhà nghèo bà tần tảo, cần kiệm chăm việc nông trang sinh nhai sản xuất để ông chuyên học hành. Mãi đến năm 1895 (tức năm Đinh Dậu) ông đỗ Tú tài, khi đỗ rồi nhà nghèo ông phải đi dạy học đến năm 1898 (năm Canh tý) em trai ông là Trần Ngọc Toản.

    Kỳ thi Hương tại Nam Định năm 1895, nơi Cụ Nhị Văn cùng hai con Ngọc Nhưng & Ngọc Toản dự thi. Tại kỳ thi này cụ Ngọc Nhưng đã đố Tú tài.

    Hai ông cùng dạy học ở Lạc Quần, Trà Thượng được vài năm rồi trở về nhà dạy học, được mấy vị sư cùng môn đồ thành đạt. Ông mắc chứng hay nhức đầu, sợ năng gió, khi ra ngoài phải che ô nón, thuốc thang nên bà vẫn chu cấp đủ. Sau này, ông được truy tặng Hàn Lâm, đến hồi Cải lương làm chánh hội. Tiên chỉ, trưởng họ, trưởng thôn, sinh hạ được 8 người con trai, 2 người con gái và 1 người con nuôi cũng nuôi nấng nhu con đẻ. Về nội trợ, cụ bà chăm lo gia đình, nuôi các con ăn học và gây dựng mỗi người một tư cở riêng. Dâu hiền rể thảo, con lắm cháu nhiều, việc nông-công người nào cũng siêng năng và giỏi giang.

    Đến năm Ất dậu 1945 đói kém, bà cũng chu cấp cho những người túng thiếu và toàn gia không thiệt hại người nào. Đến hồi địch càn quét, toàn gia đình tản cư không bị bom đạn, chỉ mất một người con dâu, nhà cửa không thiệt hại. Đến năm 1952 (tức năm Nhâm Thìn) bà vẫn khỏe, đến ngày 20 tháng chạp năm ấy trong mình thấy hơi hưu hưu rét nhức đầu, khó chịu, rồi tìm thầy thuốc, khi uống được ba thang mà người cứ mệt dần đi song cũng không kêu ca phiền não gì. Đến 20h ngày 25 tháng chạp thì bà tắt thở, hưởng thọ 75 tuổi.

    Đến cuối năm 1955 (tức năm Ất Mùi) cải cách ruộng đất, quy ông lên địa chủ, bị tịch biên nhà cửa, ruộng đất và thu  99 thùng 6 lẻ thóc tô, khi bấy giờ ông già yếu không cày cấy được chỉ có 2 sào ruộng dưỡng lão, không đủ nộp tô nên các con phải thu bổ nhau nộp cho đủ số thóc ấy. Sau nhờ Đảng và Chính Phủ xét lại, được hạ thành phần, hoàn trả lại các thứ như: Đồ đạc nhà cửa; ruộng đất; thóc lúa..

    Từ bấy giờ trở đi, cụ khỏe mạnh ăn uống như thường, ít khi phải uống thuốc. Đến năm Đinh dậu ngày 15 tháng 7 khánh thành Chùa  và Phủ mẫu ông chống gậy lên xem chùa, xem lễ về nhà đến đêm 16 nằm mộng thấy có đám đến rước ông đi đông lắm, khi ngẩng lên nhìn thấy đằng trước có cái biển đỏ đề: “ Công danh sự nghiệp nhất hoàn nhân”, rồi quay về thấy đông nghịt người tỉnh dậy mới biết là mộng. Bấy giờ sợ quên nên ông dậy lấy giấy bút viết lại rồi đi ngủ. Đến sáng thuật lại cho con cháu nghe, mà người vẫn ăn uống bình thường hay đi đến nhà con cháu chơi. 

    Đến ngày 28 tháng 10 năm Đinh Dậu, tay trống cái gậy tay cầm cái chiếu đi đến gần bể nước bị ngã không đứng dậy được. Khi bấy giờ hô hoán lên con cháu tụm lại vực rước vào nhà thuốc thang chạy chữa mãi không thấy khỏi. Vi tuổi già ngày gầy đi nằm không trở mình được mà dần dần ăn ít.

    Đến sáng ngày 02 tháng 02 năm Mậu Tuất 1958, thấy hơi khác mà người vẫn tỉnh, gọi cả con cháu lại vận quần áo vào rồi cứ dần dần ngàn đi. Đến 8h20 phút là tắt nghỉ, ông thọ 86 tuổi.

    VIII.1.1.1
    (1873 -1958)
  • Trần Ngọc Toản

    Mã định danh: VIII.1.2.1
    Đời thứ: VIII
    Giới tính: Nam.

    Sinh năm: 1875

    Cụ Trần Ngọc Toản thường gọi là cụ Tú Toản (tú hai). Cụ sinh năm 1875 từ một gia đình nho giáo yêu nước. Là con trai thứ 2 của Cụ Trần Ngọc Văn tức Nhì Văn, cháu đời thứ 7 của Đức Thủy tổ Trần Quốc Thể.

    Dưới ách thống trị của thực dân xâm lược Pháp, người dân nô lệ bị áp bức bóc lột, bị đàn áp dã man. Cảnh nghèo đói thất nghiệp ngày càng diễn ra ở nhiều nơi. Xã hội loạn lạc, trộm cắp, cướp của, bắt cóc trẻ con diễn ra không ít ở nông thôn.

    Từ tình hình xấu xa phức tạp ấy, trong triều đình nhà Nguyễn khoảng thập kỷ thứ 8, thế kỷ XIX mặc dù gia đình trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn túng thiếu. Song để tránh được nạn bắt cóc và cũng là để có điều kiện học hành. Ba cha con gồm: Cha đẻ, anh trai là Trần Ngọc Nhưng, Trần Ngọc Toản đã tạm tránh đến trọ học ở làng Hành Thiện huyện Xuân Trường.

    Cả ba cha con đều say xưa học tập, dùi mài kinh sử luyện thi tú tài. Khoa thi tú tài năm 1897, cha đẻ và anh cả cùng thi một khóa. Kết quả chỉ anh cả là cụ Trần Ngọc Nhưng đỗ. Sau đó Cụ Tú Nhưng được dân làng Hà Lạn đón rước về quê làm tiến chỉ trong làng. Nhân dân trong làng thường gọi là cụ Tú cả.

    Ba năm sau khoa thi tú tài tiếp theo đến, hai cha con là cụ Nhì văn và con trai thứ Trần Ngọc Toản cùng đi thi. Cha con lều chõng đến trường thi, kết quả kỳ thi này chỉ có cụ Toản đõ. Cha vì tuổi cao sức yếu nên không thi đỗ khóa thi năm đó. Nhân dân trong làng lần nữa tổ chức đón rước cụ Tú Toản về làng (năm 1900).

    Sinh thời, để tỏ lòng biết ơn đến Tổ tiên, Cụ đã làm hai câu đối tiến cúng vào từ đường Đại tộc:

    "Bách niên hiếu nghĩa lưu gia phố

    Nhất mạch tri thư phát thế khoa"

    Ngày nay hai câu đối này vẫn còn đang được treo ở từ đường họ. Là thư sinh chỉ tập trung vào việc học hành nên sức khỏe cụ yếu hay bệnh tật nên cụ sớm từ trần. Năm tạ thế Người thọ 47 tuổi, kỵ nhật 24/7.

    Cụ Bà là Trần Thị Nhẫn quê ở thôn Hội Nam xã Hải Nam. Bố vợ là cụ Nhì Khương. Cụ Bà gia đình có 05 anh chị em, trong đó 02 trai và 03 gái:

    1. Chị cả: Trần Thị Quyết thường gọi là Nhất Quyết
    2. Trần Văn Độ làm tiên chỉ làng nên thường gọi là Chỉ Độ
    3. Trần Văn Tư làm lý trưởng nên gọi là Lý tư
    4. Trần Thị Giảng (ông làm phó lý nên gọi là phó Giảng)

    Cụ ông mất sớm cho nên cụ Bà vất vả nuôi dạy con cháu, học hành xây dựng gia đình. Cụ bà từ trần năm 1952 hưởng thọ 73 tuổi, kỵ ngày 24/10. 

    Hai Cụ sinh ra: 3 trai, 5 gái

    1. Trần Thị Lý            (Vũ Văn Trữ- Hải Xuân- Hải Hậu
    2. Trần Ngọc Ban       (Lê Thị Kiêm- Hải Nam- Hải Hậu)
    3. Trần Thị Quyết      (Nguyễn Văn Nhuyên- Nghĩa Thắng- Nghĩa Hưng- Nam Định)
    4. Trần Ngọc Đỉnh       (Ngô Thị Điều- Hải Phúc)
    5. Trần Thị Chi             (Mai Văn Nhự- Hải Nam- Hải Hậu)
    6. Trần Thị Cúc            (Lê Ngọc Roanh- Hội Khê- Hải Nam)
    7. Trần Thị Tuyết           (Cao Văn Nhuyên- Hải Lộc)
    8. Trần Ngọc Khuê       (Lê Thị Nhiên- Hải Nam)

    VIII.1.2.1
    (1875 -1921)
  • Trần Thị Khoai lớn

    Mã định danh: VIII.1.3.0
    Đời thứ: VIII
    Giới tính: Nữ.

    Chính hồn

    VIII.1.3.0
    (Chưa rõ)